MEN GAN CAO

Người khám bệnh Gan sẽ được giải thích rõ: Tình trạng chức năng gan hiện tại (gan còn tốt hay không), giai đoạn bệnh, và các vấn đề liên quan điều trị.
Lịch khám: Thứ 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 (từ 6h30 đến 16h ), chủ nhật (từ 6h30 đến 12h)
 

ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM

Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
 
Điện thoại: 0981 6300 68
 
 
  Các chức năng cơ bản của gan ?
Gan có nhiều chức năng quan trọng sống còn đối với cơ thể. Nói ngắn gọn gồm:
 
- Tổng hợp nhiều loại protein quan trọng của cơ thể: các yếu tố giúp đông máu, một số loại protein liên quan tới sức đề kháng của cơ thể, albumin (một loại protein mà khi giảm đi thì cơ thể sẽ bị phù, ...)
 
- Chuyển hóa thuốc và các chất dinh dưỡng
 
- Chuyển hóa một số chất độc đối với cơ thể ( chức năng thải độc của gan)
 
- Dự trữ một số vitamin, chất béo
 
- Tạo ra dịch mật
 
- Tổng hợp và dự trữ glucose (nhờ có lượng đường dự trữ này mà đôi khi chúng ta lao động nặng mà chưa kịp ăn thì vẫn không bị tụt đường huyết)
 
 
Một số thuật ngữ ?
 
 
  • Men (tiếng Anh là "enzyme") là những phân tử cần thiết cho những phản ứng hóa học của cơ thể
  • Men gan: Là các men chứa trong tế bào gan. Có loại thì chủ yếu ở trong tế bào gan (ví dụ ALT), có loại thì được chứa trong nhiều loại tế bào của những cơ quan khác của cơ thể (ví dụ: AST, GGT, ... )
  • Xét nghiệm men gan trong máu: Đo hoạt tính của các loại men gan trong máu (đơn vị: U/L)
 
 
Vì sao cần làm xét nghiệm men gan ?
  Xét nghiệm chức năng gan nằm trong số những xét nghiệm máu thường được làm nhất. Những xét nghiệm này có thể được sử dụng để tầm soát phát hiện bệnh lý của gan, hoặc theo dõi diễn biến tình trạng tổn thương gan. Bình thường, những men gan này chỉ chứa trong các tế bào gan. Nhưng khi gan bị tổn thương do nguyên nhân nào đó, thì những men này được giải phóng vào trong dòng máu, làm cho chỉ số xét nghiệm men gan tăng cao. Do đó, bước đầu tiên và đơn giản nhất trong việc phát hiện tổn thương gan là xác định chỉ số men gan trong máu.   
Các xét nghiệm máu cơ bản nào thường được sử dụng để phản ánh tình trạng gan?
 
 
Các xét nghiệm men gan thường gồm:
 
- AST (cách viết tắt khác là SGOT)
 
- ALT (cách viết tắt khác là SGPT)
 
Những men này thường chủ yếu được chứa trong các tế bào gan, một phần ít hơn thì trong các tế bào cơ. 
 
Bài viết này sẽ chủ yếu đề cập tới 2 loại men gan phổ biến nhất là AST và ALT.
 
Ngoài ra, các chỉ số  GGT(gamma-glutamyl transpeptidase) cũng là loại men gan được quan tâm trong chẩn đoán bệnh gan. 
 
 
Các men AST và ALT thường có ở đâu?
 
- AST có thể được chứa trong một loạt các mô cơ quan, bao gồm: gan, tim, cơ, thận, và não. Men AST được phóng thích vào máu (nhiều hơn bình thường) khi một trong số các cơ quan kể trên bị tổn thương (ví dụ: nhồi máu cơ tim, hay tổn thương cơ, ...). Do đó, tăng men AST không thực sự đặc trưng cho tổn thương gan.
 
- ALT chủ yếu chứa trong các tế bào gan. Do đó, tăng ALT phản ánh tổn thương các tế bào gan.
 
 
Chỉ số bình thường của men AST và ALT trong máu?
 
Tùy thuộc vào kĩ thuật xét nghiệm ở các phòng xét nghiệm khác nhau trên thế giới, chỉ số bình thường của AST, ALT có thể dao động ít nhiều. Nhìn chung:
 
- AST dao động trong khoảng 5-40 (U/L)
- ALT dao động trong khoảng 7-56 (U/L)
 
Tuy nhiên, đối với các bác sĩ chuyên khoa Gan, thì chúng tôi thường coi ngưỡng của ALT là 19 (U/L) đối với nữ và 30 (U/L) đối với nam. Nếu chỉ số ALT lớn hơn ngưỡng thì bắt đầu coi là tăng ALT.
 
 
 
Các nguyên nhân làm AST, ALT tăng ? Các nguyên nhân thường gặp:
  •  Viêm gan do virus
  •  Uống nhiều rượu bia
  •  Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu
  •  Viêm gan do thuốc

 

Các nguyên nhân khác:
  •  Suy tim
  •  Bệnh gan do ứ sắt, bệnh gan do ứ đồng, viêm gan tự miễn
  •  Tình trạng sốc (do nhiều bệnh lý khác nhau) 
  •  Một số bệnh lý hiếm gặp khác của gan hoặc cơ quan khác (ảnh hưởng tới gan)

Các chỉ số AST, ALT có thể tăng rất cao trong những trường hợp nào ?

AST và ALT có thể tăng rất cao (hàng ngàn đơn vị U/L) trong những trường hợp có hoại tử tế bào gan diện rộng.

Điều này có thể xảy ra trong một số trường hợp như:

  • Viêm gan virus A, B cấp tính
  • Ngộ độc thuốc (đặc biệt phổ biến là ngộ độc paracetamol, hiện nay cũng nhiều trường hợp do uống thuốc đông y không rõ nguồn gốc)
  • Ngộ độc nấm
  • Một số nguyên nhân hiếm gặp khác (kiến thức dành cho bác sĩ, không nêu ở đây)
  Mức độ tăng men AST, ALT có tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh hay không?   Không. Không có mối tương quan tỉ lệ thuận như vậy giữa mức độ tăng AST, ALT với mức độ nặng của bệnh. Ví dụ, những người bị viêm gan virus A cấp có thể có chỉ số AST và ALT tăng rất cao ( có khi lên tới hàng ngàn U/L), nhưng hầu hết những bệnh nhân này lại phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng nào. Ngược lại, những bệnh nhân bị viêm gan virus C mạn thường có AST và ALT chỉ tăng nhẹ, nhưng thực chất gan lại bị tổn thương thực sự và thậm chí bị xơ gan (bắt nguồn từ tình trạng viêm gan diễn biến âm ỉ)

 

Các chỉ số AST và ALT có thực sự phản ánh toàn diện chức năng gan?

 
Cần nhấn mạnh rằng, các chỉ số AST và ALT không phản ánh hoạt động chức năng của gan. Thậm chí trong một số tình trạng khi AST và ALT tăng rất cao, nhưng chức năng gan vẫn đảm bảo cho hoạt động của cơ thể. 

 

Chỉ số GGT là gì ?
  • Cùng với AST và ALT thì GGT cũng là loại xét nghiệm men gan thường được thực hiện.
  • GGT cũng là kí hiệu viết tắt của một loại men gan. Men này chủ yếu có ở màng tế bào gan, nhưng cũng có ở tế bào thận, tụy, lách, ...
  • GGT có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau của gan, nhưng chủ yếu thường gặp ở người bị gan nhiễm mỡ, người thường xuyên uống rượu bia, ngộ độc thuốc, bệnh lý của gan có viêm tắc đường mật, người bị tắc nghẽn đường mật, ...

 

Cần làm gì khi xét nghiệm máu có chỉ số AST, ALT, hay GGT cao hơn giới hạn bình thường cho phép?

 
Nếu bạn có ..."men gan cao" (hoặc " tăng men gan") thì bạn cần được bác sĩ chuyên khoa Gan phân tích kết quả và tư vấn cụ thể.
 
Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ rất quan trọng, giúp bạn hiểu chính xác:
 
  • Nguyên nhân gây ra tăng men gan (đây là điểm mấu chốt, quan trọng nhất)
  • Tình trạng có nguy hiểm không
  • Có đáng phải uống thuốc điều trị hay không ( vì không phải trường hợp nào cũng phải uống thuốc ngay)
  • Uống thuốc gì & trong bao lâu
 
 
Ngoài ra, nhờ kinh nghiệm của bác sĩ, mà quá trình chẩn đoán sẽ diễn ra nhanh chóng & chính xác, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho người bệnh. Đồng thời, câu trả lời cho bệnh nhân sẽ rất rõ ràng.
 
 
--------------------
Người khám bệnh Gan sẽ được giải thích rõ: Tình trạng chức năng gan hiện tại (gan còn tốt hay không), giai đoạn bệnh, và các vấn đề liên quan điều trị.
Lịch khám: Thứ 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 (từ 6h30 đến 16h ), chủ nhật (từ 6h30 đến 12h)
 

ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM

Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
 
Điện thoại: 0981 6300 68

Hotline 098-163-0068