Dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa

  • * Khi có các triệu chứng: đau bụng, mắc ói, nôn ói, ợ hơi nhiều, ợ chua nhiều, chướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, khó đi cầu hoặc đi cầu ra phân “bất thường” (có nhầy, máu, …), mệt mỏi - chán ăn kéo dài (mà chưa rõ nguyên nhân), …
  • * Khám tầm soát bệnh đường tiêu hóa: Đặc biệt những người khoảng từ 40 tuổi trở lên, hoặc khi có người thân (ruột thịt) như cha mẹ ruột, anh chị em ruột, cô dì chú bác ruột bị ung thư thực quản / hoặc dạ dày / hoặc đại tràng.

Mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu

Nước tiểu xậm màu, phân bạc màu

Rối loạn tiêu hóa

Buồn nôn

Xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, đi ngoài

Thay đổi cân nặng bất thường

Quá trình điều trị

Quan niệm về sự "khỏi bệnh" hoặc "bệnh tạm ổn" ...

  • * Nếu người bệnh đã hết hoàn toàn những triệu chứng khó chịu trước kia, thấy khỏe mạnh trong người (Lý tưởng nhất là khi không còn dùng thuốc). Như vậy được gọi là “khỏi bệnh”.
  • * Với một số bệnh lý mãn tính (ví dụ: viêm loét đại tràng, …) thì đôi khi phải dùng một vài thuốc duy trì kéo dài, nhưng người bệnh thấy khỏe và không còn triệu chứng bất thường. Như vậy được gọi là “lui bệnh” hoặc “ bệnh tạm ổn”.
  • * Người khỏe mạnh là người không phải uống thuốc. Người bị bệnh thì uống thuốc vừa đủ, càng ít thuốc càng tốt.
  • * Nếu đã khỏi bệnh, người bệnh không nên dùng thêm thuốc bổ, thực phẩm chức năng, hay bất cứ sản phẩm hỗ trợ nào khác. Bởi vì, cơ thể con người cần một sự ổn định về thành phần & tỉ lệ của các chất. Bất cứ chất “bổ” nào dùng trong thời gian dài cũng dẫn tới nguy cơ dư thừa trong cơ thể, từ đó dẫn tới nhiều rối loạn hoạt động trong cơ thể, thậm chí dẫn tới bệnh (ví dụ: viêm gan do thuốc, hoặc tái phát viêm dạ dày, … ).
  • * Bác sĩ khuyến khích ăn uống tự nhiên như người bình thường. Quan trọng là ăn uống vệ sinh. Một số trường hợp cần có chế độ ăn đặc biệt thì sẽ được tư vấn cụ thể. * Sau khi chữa “khỏi bệnh”, mỗi khi người bệnh bị tái phát viêm dạ dày thì thường bao giờ cũng có một nguyên nhân cụ thể nào đó. Ví dụ: ăn nhiều thức ăn cay, hoặc uống nhiều rượu bia, hoặc ăn uống kém vệ sinh (có nhiều chất bảo quản độc hại, hoặc tái nhiễm vi khuẩn H.pylori), hoặc uống những thuốc gây hại dạ dày ( đặc biệt một số thuốc chữa cảm ho, một số thuốc chữa viêm khớp, một số thuốc giảm đau, một số thực phẩm chức năng …).

Bệnh nhân chia sẻ

Phòng khám TS.BS Nguyễn Hữu Chung
Tất cả vì người bệnh

01TS.BS trực tiếp thăm khám

02Có phòng Nội soi riêng

03Tiếp đón chu đáo, tận tình

04Bệnh nhân ngoại tỉnh được thăm khám và về trong ngày

Chọn lịch tới khám

Người khám bệnh Tiêu Hóa nên nhịn ăn sáng để nội soi, hoặc xét nghiệm HP qua hơi thở (nếu cần thiết)

Thứ 2,3,4,5,6 6h30 - 18h30

Thứ 7 5h30 - 16h00

Chủ nhật 5h30 - 12h00

Đường tới phòng khám

Tại 474 - 476 Vĩnh Viễn, phường 8, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0981 6300 68

Hotline 098-163-0068