ĐẠI TRÀNG KÍCH THÍCH
Người khám bệnh tiêu hóa thì nên tới vào buổi sáng & nhịn ăn sáng để có thể làm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, xét nghiệm HP qua hơi thở, siêu âm, hoặc xét nghiệm máu khi cần thiết.
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68
Hội chứng ruột kích thích là gì ?
Là một tình trạng bệnh lý của đại tràng (nên trước đây còn được gọi là hội chứng đại tràng kích thích), gây ra tình trạng đau bụng, rối loạn đi cầu và bất thường phân, nhưng khi làm các xét nghiệm chẩn đoán (bao gồm cả nội soi và khảo sát thành ruột dưới kính hiển vi, ... ) thì không tìm thấy tổn thương thực sự nào.
Đại tràng là cơ quan nào?
Đại tràng còn gọi là ruột già, là đoạn ruột có nhiệm vụ chính là cô đặc nước trong ruột để tạo thành phân (tương đối đặc) gồm những chất không thể hấp thu trong lòng ruột, để thải ra ngoài.
Cơ chế bệnh lý trong hội chứng ruột kích thích ?
Hiện còn chưa rõ. Nhưng mấu chốt là dẫn tới rối loạn hoạt động co bóp của các lớp cơ ở thành ruột.
Rối loạn hoạt động co bóp của các lớp cơ ở thành ruột có thể do:
- Rối loạn điều hòa cuả hệ thống thần kinh trung ương
- Hoặc các bất thường của hệ thống thần kinh đường ruột
Thành ruột có các lớp cơ (cơ vòng để co bóp theo chu vi ruột, cơ dọc để co bóp giúp thức ăn di chuyển từ trên xuống dưới).
Bình thường thì các lớp cơ này sẽ co bóp nhịp nhàng, giúp các chất trong lòng ruột di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới.
Ở người bị hội chứng ruột kích thích thì hoạt động co bóp của các lớp cơ ở thành ruột sẽ mạnh hơn và kéo dài lâu hơn bình thường (gây ra tiêu phân lỏng nhiều lần, chướng bụng, đầy hơi ); hoặc ngược lại, nếu co bóp chậm hơn bình thường thì lại dẫn tới hiện tượng khó đi cầu, phân khô cứng ( rồi táo bón).
Một số yếu tố kích thích (đọc tiếp phía dưới) có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh lý.
Các yếu tố kích thích trong hội chứng ruột kích thích ?
Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, mức độ tác động của mỗi yếu tố kích thích có vai trò không giống nhau giữa người này so với người kia. Nghĩa là, có yếu tố thì kích thích với người này, nhưng lại không kích thích đối với người kia.
Các yếu tố kích thích bao gồm:
- Đồ ăn - thức uống: Vai trò tuy chưa rõ, nhưng nhiều người biểu hiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nặng hơn khi ăn uống một số thứ nhất định ( sô-cô-la, sữa, đồ béo, đồ cay, thậm chí sữa, một số trường hợp lại là nước uống có ga, hoặc rượu bia).
- Căng thẳng (stress): Một số người có biểu hiện triệu chứng nặng hơn khi bị căng thẳng. Tuy nhiên, yếu tố căng thẳng chỉ được coi là làm nặng thêm, gây kích hoạt biểu hiện bệnh, chứ không được coi là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp.
- Biến đổi hormone: Phụ nữ thường bị mắc hội chứng ruột kích thích hơn. Nhiều phụ nữ bị các triệu chứng nhiều hơn ở những ngày gần kì kinh nguyệt.
- Các bệnh lý khác: Một số trường hợp, triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi bị một đợt nhiễm trùng đường ruột cấp tính, hoặc khi quá nhiều vi khuẩn trong ruột (hội chứng sinh trưởng thừa của vi khuẩn)
Những người nào có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích ?
- Trẻ tuổi: Hội chứng này thường xảy ra ở người < 45 tuổi
- Phụ nữ: Thường gặp gấp đôi nam giới
- Tiền sử gia đình: Có người thân trong gia đình bị hội chứng ruột kích thích ( Có thể liên quan tới gen di truyền, hoặc cùng chung môi trường sống, cùng chung thói quen ăn uống, sinh hoạt)
- Có vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần: Lo lắng, trầm cảm, hoặc tiền sử bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Đối với phụ nữ, việc bị lạm dụng tình dục trong gia đình cũng là yếu tố nguy cơ.
Hệ quả của hội chứng ruột kích thích ?
- Ảnh hưởng lớn nhất là làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh cảm thấy không được hưởng một cuộc sống thoải mái trọn vẹn do những triệu chứng gây ra, từ đó ảnh hưởng tới công việc, tinh thần, một số trường hợp còn trở nên lo âu, trầm cảm.
- Một số người bị hội chứng ruột kích thích, do đó kiêng khem quá nhiều loại thức ăn, dẫn tới bị thiếu chất dinh dưỡng.
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài trong hội chứng ruột kích thích cũng đều có thể làm cho tình trạng bệnh trĩ (nếu đã có) nặng thêm.
Hội chứng ruột kích thích có gây ung thư đại tràng không ?
Không.
Hội chứng ruột kích thích biểu hiện triệu chứng có nặng nề (nghiêm trọng) không ?
Chỉ một số ít người có biểu hiện nặng. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng của họ nhờ kiểm soát chế độ dinh dưỡng, lối sống, và tránh căng thẳng. Một số người khác cần dùng thuốc và tư vấn.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ?
Các triệu chứng (dấu hiệu) của hội chứng ruột kích thích có thể thay đổi rất nhiều ở người này so với người khác, và có thể khiến người bệnh nghĩ tới nhiều bệnh khác của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau bụng, thường vị trí đau tương ứng với một vài vị trí của đại tràng (xem hình về đại tràng)
- Cảm giác chướng bụng,
- Hay xì hơi (đánh rắm)
- Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi những giai đoạn bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
- Có thể thấy nhiều chất nhầy trong phân
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng mạn tính (lâu năm) ?
Đối với hầu hết các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, thì đây là tình trạng bệnh mạn tính (lâu năm). Có những lúc các triệu chứng (dấu hiệu) xuất hiện nặng lên, có lúc lại thấy bớt đi, thậm chí có lúc lại thấy hết hoàn toàn ("êm hẳn", khỏe hẳn).
Nguyên tắc chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ?
Để đảm bảo chẩn đoán chính xác (tránh nhầm lẫn), cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần chẩn đoán loại trừ các bệnh lý có tổn thương thực sự ở đại tràng (ví dụ: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, ...)
- Cần dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán ROME IV (mới nhất hiện nay)
- Đau bụng ít nhất 1 ngày / tuần, trong vòng ít nhất 3 tháng
- Kèm theo ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
- Các triệu chứng trên phải bắt đầu ít nhất 6 tháng trước
-
Hỏi bệnh tỉ mỉ: Cần đề cao vai trò quan trọng của hỏi bệnh tỉ mỉ, kĩ lưỡng. Bởi đây là mấu chốt để định hướng chẩn đoán, định hướng các xét nghiệm cần làm (tránh lãng phí tiền bạc khi làm quá nhiều xét nghiệm, và tránh bỏ sót bệnh khi làm thiếu xét nghiệm cần thiết)
- Nội soi đại tràng: Rất quan trọng, nhằm loại trừ viêm đại tràng, hoặc ung thư đại tràng.
- Siêu âm bụng: Nhằm phát hiện khối u trong bụng (có thể xâm lấn, chèn ép thành ruột, gây ra các triệu chứng tương tự)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT bụng) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI bụng): trong một số trường hợp (nếu cần thiết).
-
Xét nghiệm phân: soi phân tìm kí sinh trùng, xét nghiệm tìm dấu hiệu chảy máu trong ruột, dấu hiệu viêm ruột, ...
- Một số xét nghiệm máu
Có cần phải thực hiện tất cả các xét nghiệm trên ?
Y khoa cũng giống như mọi ngành nghề khác, phụ thuộc kiến thức, kinh nghiệm và sự nhạy bén của bác sĩ.
Nếu chủ quan, làm thiếu xét nghiệm cần thiết thì có thể bỏ sót bệnh, hoặc chẩn đoán không chính xác.
Nhưng nếu có kĩ năng hỏi bệnh chính xác, nhận định nhạy bén, thì bác sĩ sẽ có định hướng chẩn đoán đúng ngay từ đầu. Nhờ đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm ngay những xét nghiệm nào thực sự cần thiết. Từ đó tích kiệm thời gian đi khám bệnh, và tiết kiệm tối đa chi phí xét nghiệm cho người bệnh.
Việc chỉ định hàng loạt xét nghiệm không cần thiết sẽ gây lãng phí tiền của bệnh nhân và lãng phí của xã hội nói chung.
Điều trị hội chứng ruột kích thích ?
Cho đến nay, nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích còn chưa rõ. Do đó, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Cần cố gắng phân tích tối đa các yếu tố nguy cơ ở mỗi người bệnh cụ thể.
- Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh cố gắng tránh những thức ăn, đồ uống mà tự mình nhận thấy đó có thể là yếu tố kích thích triệu chứng bệnh của mình.
- Trường hợp bệnh trung bình - nặng: Có thể phải dùng đến thuốc.
- Bổ sung chất xơ
- Các thuốc chống tiêu chảy
- Các thuốc chống co thắt cơ thành ruột
- Các thuốc chống trầm cảm
- Một số loại thuốc kháng sinh
- Một số loại men vi sinh (probiotic)
- Tư vấn tâm lý.
Có 2 tình huống sau khá thường gặp:
- Chẩn đoán "hội chứng ruột kích thích" ở một người thực chất có viêm đại tràng, lao đại tràng, và nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng (thường là do không tiến hành nội soi đại tràng)
-
Chẩn đoán " viêm đại tràng " hoặc " viêm dạ dày " ở một người thực chất bị hội chứng ruột kích thích (thường là do phương pháp hỏi bệnh hoặc khám bệnh thiếu chưa chuẩn xác)
Người khám bệnh tiêu hóa thì nên tới vào buổi sáng & nhịn ăn sáng để có thể làm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, xét nghiệm HP qua hơi thở, siêu âm, hoặc xét nghiệm máu khi cần thiết.
Lịch khám: Các buổi Sáng thứ 2,3,4,5,6, thứ 7, chủ nhật. Làm từ 6h30 sáng.
ĐỊA CHỈ PHÒNG KHÁM
Tại 476 Vĩnh Viễn, quận 10
TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981 6300 68